Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc tế. Nhưng những thông tin về du học Đức các bạn tìm được chỉ là bề nổi và thể hiện nhiều lợi ích. Còn phần chìm thì sao?
Hãy cùng CMMB khám phá những bí ẩn đằng sau các chương trình Du học Đức nhé!
1. Sự miễn phí chỉ là tương đối
Du học Đức được ví như một sự lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và miễn hoàn toàn học phí. Trên tất cả 16 bang tại Đức, điều luật này được áp dụng cho cả công dân nước Đức và công dân nước ngoài học tập tại Đức.
Đây quả thực là “một miếng bánh” béo bở kích thích ham muốn đến nước Đức du học của nhiều bạn. Nhưng học phí chỉ là một phần chi phí trong quá trình học tập tại đây. Bạn còn phải trả nhiều chi phí khác không ngờ tới như phí sử dụng tivi và radio, lò sưởi, vệ sinh đường phố,…
2. Sự chăm chỉ làm việc cũng bị “hạn chế”
Theo điều luật cư trú của Đức, visa du học Đức của du học sinh không được phép làm việc quá nhiều. Cụ thể, du học sinh không được phép làm quá 120 ngày toàn thời gian (làm full-time) hoặc 240 một nửa ngày (làm part-time) trên năm. Tuy nhiên, có một số công việc sẽ không theo quy định này như trợ lý giảng viên tại Trường,…
Như vậy, dù các bạn du học Đức có nhiều thời gian và muốn kiếm thêm thu nhập thì cũng phải tuân thủ pháp luật Đức. Và nếu vi phạm, bạn có thể bị phạt và nếu nặng hơn thì sẽ bị trục xuất.
Xem thêm: Du học sinh làm thêm tại Đức và những điều được mất
3. Có nhiều nguồn hỗ trợ “không hoàn trả”
Khi lựa chọn du học Đức, các bạn nên cân nhắc đến các khoản hỗ trợ gồm trợ cấp, học bổng này. Hiện nay, nước Đức có rất nhiều quỹ học bổng và trợ cấp dù bạn có theo bất cứ ngành nghề gì như: kinh tế, quản trị, công nghệ thông tin, nhà hàng khách sạn,.., Chỉ cần bạn tự tin và có đam mê với lý tưởng của mình thì việc xin được khoản trợ cấp này là không quá khó khăn.
Du học Đức đang dần trở thành điểm đến quan tâm hàng đầu của các bạn sinh viên nước ngoài, nước Đức đã thu hút được lượng lớn sinh viên ngoại quốc đến đây với khoảng hơn 7.500 du học sinh Việt Nam (Theo thông tin từ báo Tiền Phong). Và ngày càng tăng với con số chóng mặt với hơn 500 du học sinh Việt Nam đến Đức mỗi năm.
Xem thêm: 7 chương trình học bổng du học Đức 2021 đáng tham khảo
4. Nhập cảnh – cửa ải khó khăn để đến Đức
Tuy có nhiều chính sách hấp dẫn dành cho các du học sinh nhưng Đức cũng có những điều khoản luật khá khắt khe cho người nhập cảnh tại đây. Cụ thể, nếu bạn không đến từ các nước thuộc khối EU thì sẽ mất khá nhiều thời gian để làm việc cùng Ausländerbehörde (Sở ngoại kiều tại Đức).
Hơn thế nữa, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những khó khăn sắp tới khi đến nước Đức như mua bảo hiểm y tế, chứng minh tài chính hay những việc đơn giản hàng ngày: thuê nhà, trả tiền điện nước, phí sử dụng tivi và radio,… Thậm chí trong đó còn có một việc khá lằng nhằng là xin gia hạn Visa nữa.
Hãy chuẩn bị tâm thế vững vàng trên hành trình đến Đức nhé! Và đừng lo, CMMB sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục nước Đức và cả khi bạn đã đặt chân đến điểm đến mơ nước này.
Xem thêm: Cách gia hạn Visa tại Đức và 4 kinh nghiệm quý báu.
5. Làm chuyên gia hành chính với đủ loại giấy tờ
Cứ ngỡ chỉ có Việt Nam mới có quy định như vậy thì bạn đã nhầm rồi nhé! Ở Đức, các loại giấy tờ quan trọng đều cần phải được in ra và nhớ lưu giữ bản sao chép, phân loại cẩn thận theo từng loại nữa nha!
Điểm này, chắc hẳn các bạn sẽ được trải nghiệm trong quá trình xin Visa ở Đại Sứ quán Đức với nhiều giấy tờ được yêu cầu kèm theo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mở đầu cho quá trình trở thành chuyên gia hành chính của bạn khi du học Đức.
Bạn còn phải xin gia hạn Visa sau 3-6 tháng lần đầu tiên đến Đức và sau 1-2 năm cho quá trình xin Visa tiếp theo.
6. Lợi thế to lớn khi biết tiếng Đức
“Nhập gia tùy tục”, cho nên dù bạn đi du học Đức theo diện du học sinh chuyên ngành tiếng Anh thì cũng nên biết tiếng Đức. Điều này giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình du học Đức để giao lưu, kết bạn cũng như có một công việc làm thêm phù hợp.
Hơn nữa, biết tiếng Đức sẽ giúp bạn có thể yên tâm vi vu nhiều nơi trên thế giới với Visa Đức và vốn ngôn ngữ đa dạng của mình. Và cả khi bạn quyết định cư trú lâu dài và làm việc tại Đức, tiếng Đức là một lợi thế cho những người nước ngoài tại đây.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, do cùng một hệ ngôn ngữ nên tiếng Đức khá dễ học so với những bạn đã có nền tảng tiếng Anh ổn định.
Xem thêm: Các quốc gia nói tiếng Đức
7. Trường đại học không là “ngôi nhà thứ hai”
Nếu bạn theo dõi các kênh Youtube của các bạn du học sinh tại Đức thì sẽ thấy, các bạn du học Đức đều tự chu toàn mọi việc trong cuộc sống như việc thuê nhà, tìm việc làm thêm và có rất ít bạn sinh sống tại ký túc xá. Điều này sẽ được bật mí tại phần 8 nhé!
Khi du học Đức, các bạn du học sinh sẽ được trải nghiệm việc tự xoay sở rất nhiều thứ. Ví dụ như trong quá trình học, bạn không may rớt quá số môn quy định thì thay vì được hỗ trợ từ nhà trường, bạn có thể bị thẳng tay cảnh báo và cho thôi học nếu học lại quá lâu.
8. Ký túc xá không như mơ
Bạn mong chờ một khuôn viên ký túc xá đẹp như trong phim? Có nhà ăn, nhà sinh hoạt chung, khu giặt là, khu vệ sinh,… Quả thực là có đấy nhưng có một sự thật là ở ký túc xá trong trường còn đắt hơn ở ngoài. Và thường thì ký túc xá sẽ ở đông người và khá ồn ào. Nên việc lựa chọn thuê phòng ở ngoài là hợp lý khi có thể sinh sống và hiểu hơn về bản sắc văn hóa Đức.
9. Bạn không là người đầu tiên và duy nhất đến du học Đức
Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là bạn có thể làm quen, giao lưu và gặp gỡ những người đồng hương cùng đến du học Đức, những người bạn ngoại quốc đến từ Châu Mỹ, Úc hay cùng mảnh đất Châu Á rộng lớn. Đặt chân đến một quốc gia mới lạ để sinh sống chắc chắn là một loại mạo hiểm nhưng sự mạo hiểm này đáng để bạn trải nghiệm.
Hơn nữa, bạn cũng có thể tham khảo những vấn đề mình quan tâm khi sinh sống tại Đức bằng việc đặt câu hỏi qua các diễn đàn, trang cộng đồng. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên nếu biết trước các thông tin thì bạn sẽ đỡ bị “ngợp” hơn khi mới đặt chân đến Đức đó!
10. Cảnh báo có thể “nghiện” nước Đức
Nước Đức là một quốc gia tuyệt vời nên nếu có chót “nghiện” thì cũng đừng lo, nước Đức sẵn sàng mở cửa chào đón bạn với giấy phép cư trú vĩnh viễn sau 5 năm và nhập tịch Đức sau 8 năm làm việc tại đây.
Vậy đấy, Du học Đức và những sự thật không ngờ đến bất ngờ có phải không? Sau khi biết được những sự thật này, bạn còn muốn du học Đức? Bạn còn muốn khám phá nước Đức? Hãy để lại bình luận bên dưới để CMMB cùng biết nhé!
Câu hỏi thường gặp:
Câu 1: Nếu không đạt yêu cầu có thể lấy bằng trong một năm thì có bị nhà trường gửi về nước không? Thời gian tối đa để gia hạn lấy bằng là bao lâu ạ?
Trả lời 1: Bạn có thể thi 2 lần, nếu thi trượt thì còn tùy vào chủ lao động hỗ trợ tới đâu hoặc bạn có thể về. Cũng có thể cơ sở vẫn cho bạn làm việc nhưng không có bằng và không làm được tại các cơ sở khác do mình không có giấy phép làm tại Đức.
bình chọn )
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in