Khi mà CHLB Đức nổi tiếng với vô số thứ MIỄN PHÍ thì lại có những thứ nhỏ bé không được miễn phí tại Đức. Trong khi giá trị cao như là học phí các chương trình học tập cho người nước ngoài lại hoàn toàn miễn phí thì nhiều người nước ngoài sững sờ khi biết đến những khoản phí nho nhỏ không ngờ. Vậy những thứ không được miễn phí tại Đức là gì? Và tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nha!
Học tập và sinh sống ở nước ngoài chắc chắn là một trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mỗi người. Nhưng bất cứ ai trước khi sinh sống và học tập tại một đất nước mới, vùng đất mới đều luôn trăn trở băn khoăn làm sao để bản thân sớm hòa nhập nhanh với môi trường sống mới, thích nghi nhanh chóng và gặp nhiều thuận lợi khi sông tại nước ngoài.
Câu trả lời là hãy tìm hiểu kỹ nét văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống, luật pháp tại nước sở tại mà bạn sinh sống. Đối với học viên của mình sinh sống tại Đức, CMMB luôn chia sẻ cho các bạn thực tế cuộc sống tại Đức, kỹ năng các bạn cần rèn luyện và điều cần lưu ý.
Và sau đây là những thứ không được miễn phí tại Đức mà các bạn cần biết để tránh bị mất tiền oan nhé!
Túi ni-lon và chai nhựa không được miễn phí tại Đức
Tại các siêu thị, bạn phải mua túi đựng chứ không được miễn phí tại Đức như ở Việt Nam. Tháng 7/2016, Đức ký hiệp định bảo vệ môi trường và bắt đầu đánh thuế cao hơn vào việc sử dụng túi nilong, đây là động thái hy vọng người dân giảm thiểu việc sử dụng túi nilon một cách bừa bãi.
Với chai nhựa cũng vậy. Nếu một chai đồ uống có giá trên kệ là 1,75 euro nhưng khi thanh toán bạn phải trả 2 euro, trong đó 0,25 euro là tiền cược chiếc chai. Tuy nhiên, với các sản phẩm có logo, bạn có thể mang đến các máy thu hồi ở siêu thị để nhận vé và lấy lại tiền ở quầy thu ngân.
Bạn nào ở Việt Nam vẫn giữ thói quen xách làn đi thì chúc mừng bạn sẽ được duy trì thói quen tốt ấy tại Đức nha.
Đi vệ sinh tại trung tâm thương mại
Các trung tâm thương mại tại Việt Nam thường có hệ thống WC miễn phí và vẫn cực kỳ sạch sẽ. Tuy nhiên, ở Đức bạn nhớ chuẩn bị tiền xu để bỏ vào những chiếc máy tự động tại cửa khu wc, khi đó máy mới mở cửa cho bạn sử dụng nha.
Và khi bạn bỏ vào máy 0,5 euro, bạn sẽ nhận lại một tấm voucher mệnh giá tương đương, có thể sử dụng thanh toán ở những cửa hàng trong trung tâm thương mại được ghi trên vé.
Một số nơi sẽ không có máy tự động mà có những chiếc “Hộp bỏ tiền tự giác”, 0,5 hoặc 1 euro là số tiền nên chi trả cho mỗi lần sử dụng wc công cộng tại Đức
Đây cũng là mức phí rất bình thường để chúng ta giải quyết được nhu cầu cần thiết của bản thân, và góp phần cải tạo hệ thống chung đúng không nào.
Tải phim/game
Ở Việt Nam thì xem phim “chùa” quá dễ dàng, việc tải phim “chùa” cũng trong một nốt nhạc. Nhưng nếu sang Đức rồi bạn phải bỏ ngay thói quen này đi nhé nếu không muốn trả giá đắt. Một phim download qua torrent rất có thể có thể phải trả mức phạt tới 800 euro và ngay lập tức có thể chưa thấy phạt, nhưng thư phạt tới sau 1-2 tháng là điều hiển nhiên tại Đức nha.
Nghe đài/xem ti vi
Ở Việt Nam, với các kênh truyền hình cơ bản của nhà nước thì người dân chỉ cần có tivi và đầu thu sóng hoặc angten là xem miễn phí thoải mái.
Ở Đức thì không đơn giản như thế, khi bắt đầu đăng ký địa chỉ tại một thành phố, bạn sẽ nhận được yêu cầu đóng tiền cho việc sử dụng Tivi, đài hay bất cứ thiết bị có bắt sóng nào khác. Phí này được gọi tắt là GEZ.
Những người được miễn phí GEZ bao gồm: sinh viên, người nhận trợ cấp thất nghiệp, người khuyết tật mức độ cao và người có thị lực rất kém.
Đồ uống
Bạn có nhớ những quán phở nghi ngút ở Việt Nam bạn được thoải mái uống MIỄN PHÍ trà đá. Nhưng ở Đức thì không, đồ uống ở Đức trong các nhà hàng, quán cafe khá đắt, nên sẽ rất quen thuộc khi thấy người Đức mua đồ uống ở các siêu thị và ngồi thưởng thức tại bãi cỏ, bãi đỗ xe, công viên. Nhiều người sẽ không quên mang chai trả lại để lấy lại tiền đã cược.
Trên đây là 5 điều mà người Đức không miễn phí. Nghe có vẻ rất nhỏ nhưng chúng lại góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường và tạo nên văn hóa tôn trọng những vấn đề chung của xã hội đó. Chắc chắn không phải Đức “bủn xỉn” mà rất thông minh trong việc kêu gọi người dân vì công ích chung đó.
Du học sinh tới Đức hãy chú ý những điều này nha!
Xem thêm: Tip không mất tiền “ngu” khi đi xe buýt – tàu điện ngầm tại Đức
Xem thêm: Tip để đi siêu thị ở Đức “xịn” như người bản xứ
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in