Mạng xã hội ở Đức nào hiện nay được sử dụng nhiều nhất? Có khác biệt gì so với việc sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam – nơi Facebook thống trị bảng xếp hạng mạng xã hội phổ biến nhất trong nhiều năm với tỷ lệ hiện tại lên đến 96% người được khảo sát có sử dụng?
Nếu bạn tò mò về top 5 mạng xã hội ở Đức được truy cập nhiều nhất thì hãy tìm hiểu cùng CMMB trong bài viết này nhé!
Thực tế việc sử dụng mạng xã hội ở Đức hiện nay
Theo nghiên cứu của Statista, cho đến quý 3 năm 2020, mạng xã hội ở Đức phổ biến nhất là WhatsApp, với 87% người dùng Internet được khảo sát nói rằng họ đã sử dụng ứng dụng này. YouTube đứng thứ hai với 69% tỷ lệ người trả lời, tiếp theo là Facebook với 63%.
Vào năm 2019, chỉ có khoảng 32 triệu người sử dụng mạng xã hội ở Đức, tương đương 46% dân số cả nước. Nhưng thời thế thay đổi, tính đến tháng 1 năm 2021, số lượng người dùng mạng xã hội ở Đức đã tăng vọt lên 66 triệu người, tương đương 78,7% tổng dân số, hiện là 83,84 triệu người.
Theo hiệp hội kỹ thuật số Bitkom của Đức, việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội của công dân Đức đã tăng mạnh do Covid-19. Như Giám đốc điều hành Bitkom, Bernhard Rohleder, giải thích: “Trong thời gian hạn chế gặp mặt trực tiếp, mạng xã hội giúp mọi người giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, theo dõi các sự kiện công cộng và tìm kiếm sự giải trí.”
Thật vậy, kể từ khi bùng phát virus Corona ở Đức, 75% người Đức đã sử dụng các nền tảng bao gồm Facebook, Instagram, Xing và Twitter một cách mạnh mẽ hơn.
Top 5 mạng xã hội ở Đức
1. WhatsApp
Đứng ở vị trí đầu tiên về sự phổ biến của mạng xã hội ở Đức, WhatsApp hay còn gọi là WhatsApp Messenger là một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng, thuộc sở hữu của Metaverse – công ty mẹ của Facebook, cho phép bạn nhắn tin miễn phí với mạng có sẵn trên thiết bị di động và không bị mất phí SMS.
WhatsApp hỗ trợ cho đa nền tảng như iOS, BlackBerry, Android, Windows Phone. Ngoài những tính năng thông dụng, WhatsApp có thể tạo nhóm, gửi không giới hạn hình ảnh, video và nhạc tới các thành viên mà người dùng kết nối.
Ưu điểm lớn nhất của WhatsApp là bảo mật tin nhắn – vấn đề cốt lõi được người Đức quan tâm.
WhatsApp có khả năng tích hợp tính năng mã hóa đầu cuối trong ứng dụng. Tiện ích này giúp gia tăng khả năng bảo mật để các hoạt động của người dùng bị người xấu lợi dụng. Điều này giúp đảm bảo cuộc trò chuyện chỉ có những người đang tham gia cuộc trò chuyện mới có thể xem được.
2. Youtube
Trong khi WhatsApp chiếm danh hiệu ứng dụng truyền thông xã hội số một, YouTube là mạng xã hội ở Đức đứng vị trí hàng đầu về chia sẻ video với thời gian tích lũy trung bình dành cho mỗi người dùng truy cập là 12,6 giờ trên nền tảng mỗi tháng. Đó là gấp đôi thời gian dành cho ứng dụng phát video trực tuyến phổ biến thứ hai của đất nước Netflix.
Youtube là gì?
YouTube là một nền tảng truyền thông xã hội và chia sẻ video trực tuyến của Mỹ do Google sở hữu, là trang web được truy cập nhiều thứ hai hàng ngày sau Google. Kể từ tháng 5 năm 2019, video đang được tải lên với tốc độ hơn 500 giờ nội dung mỗi phút.
Vào tháng 10 năm 2006, YouTube được Google mua lại với giá 1,65 tỷ đô la. Quyền sở hữu YouTube của Google đã làm thay đổi mô hình kinh doanh; nó không còn tạo ra doanh thu chỉ từ quảng cáo nữa, YouTube hiện cung cấp nội dung trả phí như phim và nội dung độc quyền. Nó cũng cung cấp tùy chọn đăng ký trả phí để xem nội dung không có quảng cáo, YouTube Premium.
Kể từ khi được Google mua lại, YouTube đã mở rộng ra ngoài trang web cốt lõi sang các ứng dụng dành cho thiết bị di động, truyền hình mạng và khả năng liên kết với các nền tảng khác. Các danh mục video trên YouTube bao gồm video ca nhạc, video clip, tin tức, phim ngắn, phim truyện, phim tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim, đoạn giới thiệu, luồng trực tiếp, vlog,… Hầu hết nội dung được tạo ra bởi các cá nhân.
3. Facebook
Tuy là “ông hoàng” của mạng xã hội Việt Nam nhưng tại Đức, Facebook chỉ xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng các mạng xã hội ở Đức đứng sau WhatsApp và Youtube. Dù vậy, với khả năng tiếp cận người dùng lớn, Facebook vẫn thu hút sự quan tâm đông đảo từ người dùng Đức, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh.
Đây cũng là lý do hầu hết các bạn du học sinh Việt Nam đề lựa chọn mạng xã hội Facebook để có thể dễ dàng giao lưu kết bạn và liên hệ với gia đình.
Facebook có thể được truy cập từ các thiết bị có kết nối Internet như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký, người dùng có thể tạo một hồ sơ thông tin về bản thân. Họ có thể đăng văn bản, ảnh và nội dung đa dạng để chia sẻ với bất kỳ người bạn nào trên đây hoặc các cài đặt bảo mật khác một cách công khai.
Người dùng cũng có thể liên lạc trực tiếp với nhau bằng Facebook Messenger, tham gia các nhóm chung sở thích và nhận thông báo về hoạt động của bạn bè trên Facebook và các trang mà họ theo dõi.
4. Instagram
Instagram là một mạng xã hội chuyên chia sẻ ảnh và video nên bản thân nó được thiết kế dựa trên cơ sở sáng tạo ra những hình ảnh đẹp và thu hút. Trong vài năm gần đây, Instagram xuất hiện và khiến nhiều người dùng mạng xã hội còn say mê hơn cả Facebook.
Ứng dụng này cũng bổ sung các tính năng nhắn tin, khả năng bao gồm nhiều hình ảnh hoặc video trong một bài đăng và tính năng ‘Stories’ – tương tự như đối thủ cạnh tranh chính Snapchat – với mỗi bài đăng những người khác có thể xem trong 24 giờ.
Mặc dù Instagram không nổi bật trong các mạng xã hội ở Đức như các quốc gia khác, nhưng nó thu hút gần một nửa tổng số người dùng Internet trong độ tuổi 16-64. Có rất nhiều người có ảnh hưởng ở Đức với hàng triệu người theo dõi, từ rapper đến chuyên gia kinh doanh và dân thể thao có tài khoản Instagram.
5. Pinterest
Pinterest là website chuyên chia sẻ hình ảnh và truyền thông xã hội được thiết kế để cho phép lưu và khám phá thông tin (cụ thể là “ý tưởng”) trên Internet bằng cách sử dụng hình ảnh và ở quy mô nhỏ hơn, GIF động và video, dưới dạng bảng ghim.
Trang web được tạo bởi Ben Silbermann , Paul Sciarra và Evan Sharp giúp bạn có thể sử dụng Pinterest như một công cụ mạng xã hội, nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Trên thực tế, Pinterest được sử dụng phổ biến hơn với vai trò một nguồn cảm hứng để thu thập những ý tưởng về trang trí nội thất, du lịch và thời trang.
Các mạng xã hội ở Đức còn lại trong danh sách như Twitter, Xing hay Linkedin đều có lượng người sử dụng khá lớn với tỷ lệ trên dưới 20% và có cơ hội vượt lên trong tương lai.
Tik Tok đang phát triển mạnh mẽ
Mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, số lượng người đăng ký Tik Tok tăng trong thời gian ngắn khi thu hút 10,7 triệu người dùng đang hoạt động tại Đức. Theo một cuộc khảo sát diễn ra vào cuối năm 2020, gần một nửa tổng số người dùng Tik Tok ở Đức sử dụng ứng dụng này hàng ngày.
Và trong tương lai gần, Tik Tok rất có khả năng soán ngôi một trong những ứng dụng trên để lọt vào top 5 mạng xã hội ở Đức được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta hãy cùng chờ xem sự thay đổi của bảng xếp hạng top 5 mạng xã hội ở Đức được sử dụng nhiều nhất nhé!
Theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất về du học Đức, văn hóa Đức và nhiều điều thú vị về nước Đức tại CMMB nha!
Xem thêm: 10 sự thật không ngờ về du học Đức
Xem thêm: 4 bước xin học bổng du học Đức nhất định thành công
bình chọn )
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in