Khi mới tới Đức, bạn có gặp rắc rối khi phải phân loại rác tại Đức không? Và cho đến giờ bạn vẫn chưa hiểu rõ cơ chế phân loại rác tại Đức? Vậy thì hãy cùng CMMB tìm hiểu về điều này nhé!
Từ bao giờ bắt đầu phân loại rác tại Đức?
Lịch sử ngắn về phân loại rác thải ở Châu Âu.
Cuối những năm của thế kỷ 19 trên đường phố của thủ đô Paris có rất nhiều người dân vứt rác trực tiếp ra đường. Kết quả dẫn đến là không chỉ làm xấu hình ảnh thành phố mà còn nguy cơ lây nhiễm bệnh tật. Các quan chức đã tìm ra một ý tưởng mang tính cách mạng. Rác thải của người dân được tách riêng và sau đó được các công ty xử lý.
Lịch sử phân loại rác bắt nguồn từ năm 1884, cụ thể vào ngày 7 tháng 3,vào ngày hôm đó, Poubelle ban hành sắc lệnh liên quan, bắt buộc các chủ nhà phải đặt ba thùng rác trước nhà. Vải vụn và giấy được đưa vào thùng rác thứ nhất và rác thải có thể phân hủy được ném vào thùng rác thứ hai. Loại kính và sứ vứt vào thùng thứ ba. Ngày nay không còn thùng rác cho sứ nữa. Và từ đó, đường phố Paris không còn ngập tràn rác thải. Nhiều người đặt ra câu hỏi, vậy các chất thải hữu cơ được xử lí chính xác như thế nào.
Ban đầu sắc lệnh của Poubelle đã gặp phải sự kháng cự. Người dân Paris không hào hứng với ý tưởng của quan chức cấp cao đã cướp đi quyền tự do của họ chỉ đơn giản là vứt rác ra ngoài cửa sổ. Tuy nhiên, sau một vài thay đổi nhỏ, cách xử lý chất thải mới cuối cùng đã được chấp nhận vào ngày 7 tháng 3. Việc này đã đóng góp giúp phát triển thành phố Paris.
Mặc dù ý tưởng phân loại rác thải không phải của người Đức, nhưng họ lại cực kỳ có ý thức phân loại chất thải. Từ năm 1895 người Đức đã ban ra nhiều luật để người dân chú ý phân loại rác thải. Cuối năm 1970, người Đức đã lập ra các Công ten nơ lớn để phân loại các chai thuỷ tinh cũ giữa các màu trắng, nâu và xanh để dễ dàng tái chế.
Hiện đại hóa luật và mục tiêu chất thải khi phân loại rác tại Đức
Kể từ năm 2015, chất thải hữu cơ cũng như chất thải giấy, kim loại, nhựa và thủy tinh phải được thu gom riêng. Trọng tâm là bảo vệ môi trường thông qua tái chế.
Mục tiêu: đến năm 2020, 65% tất cả rác thải đô thị nên được tái chế và 70% tất cả chất thải xây dựng và phá hủy nên được tái chế.
Những thùng rác được chia làm bồn ngăn như thế này xuất hiện ở hầu hết các sân ga tàu ở Đức.
Cách phân loại rác tại Đức
51.100.000.000 kg – tương đương 51,1 triệu tấn – chất thải gia đình được tạo ra ở Đức mỗi năm. Không phải tất cả mọi thứ đều có thể xử lí trong nhà máy đốt rác thải, mà thường được tìm cách tái chế. Thi thoảng việc phân loại rác cũng gây khó khăn cho những người mới đến Đức vì mỗi gia đình trong nhà bếp đều có hai thùng rác khác nhau, không những thế trên các đường phố Đức, mỗi vùng đều có các khu tập trung Công ten nơ rác lớn để mọi người mang rác thủy tinh và quần áo cũ hỏng ra vứt.
Khi phân loại được triệt để các chất thải, việc tái chế sử dụng trở nên rất dễ dàng. Sau đây là một vài gợi ý:
04 loại rác thải chính vứt tại nhà / tòa nhà (có sẵn thùng rác tại chỗ để vứt)
- Rác bio (thùng màu nâu): đồ ăn thừa (trái cây, thịt cá, cơm canh, bánh kẹo….) những gì có thể tự phân hủy được, trà túi lọc cũng thuộc nhóm này. Rác này còn hay gọi dân dã là: rác thối (do để lâu sẽ phân hủy và bốc mùi)
- Giấy, bìa (thùng màu xanh da trời) giấy viết, bìa carton, giấy báo ….Chú ý: giấy ăn, giấy lau mặt, giấy tẩy trang điểm, giấy toilet … không thuộc papier
- Rác đóng gói (thường đựng trong túi vàng hoặc thùng màu vàng): đây là các lại bao bọc thực phẩm, hộp đựng hàng hóa như bao bì làm từ vật liệu nhựa – plastic (vỏ hộp sữa tươi, nilon bọc thức ăn, nilon bọc hàng hóa, chai nước uống….), nhôm – Alu (ví dụ vỏ lon sữa ông thọ, vỏ đồ, vỏ lon bia, vỏ capsule cà phê expresso…
- Restmüll (thùng màu ghi): là những loại rác không xếp được vào các nhóm trên thì xếp vào nhóm này và bỏ riêng với nhau. Ví dụ: thuốc men thừa hết hạn, cốc, gương, chén bát (đồ sứ), đầu thuốc lá, bút bi hỏng, đồ điện tử hỏng…
Những loại rác thường phải mang đến đúng nơi để vứt (không có sẵn thùng rác tại chỗ)
- Chai lọ, chai lọ thủy tinh (không phải pfand), thường là các loại đồ đựng thực phẩm, mỹ phẩm, chai rượu vang, thường chia ra làm 3 màu trắng, nâu và xanh lá cây. Tại nơi đổ rác tập trung sẽ có hướng dẫn chi tiết như hình vẽ, ghi chú để mình bỏ rác vào đúng chỗ. Chú ý: – xanh da trời cho vào cùng xanh lá cây. Đồ sành sứ, cốc thủy tinh, kính gương, bóng đèn không thuộc chai lọ.
- Pin: mang ra các siêu thị, cửa hàng có bán pin, cửa hàng điện máy, Dm, Rossman, Müller… đều có chỗ vứt pin riêng. Nếu không rõ các bạn có thể hỏi nhân viên.
- Rác cồng kềnh phải mang ra trung tâm xử lý rác vứt: tivi, tủ lạnh, máy giặt, giường tủ đệm…Theo quy định từng nơi có thể sẽ phải mất phí. Nhiều nơi có quy định trong năm có những ngày có thể vứt rác này mà không mất phí, bạn có thể hỏi nơi bạn ở về quy định này.
- Quần áo, giầy dép cũ vẫn sử dụng được
Ngoài ra những đồ vật cũ và vẫn con sử dụng của người Đức sẽ không bị đem vứt ngay mà được đem bán ở các chợ đồ cũ với giá rất rẻ hoặc được đem đi tặng và quần áo, giày dép cũng như vậy.
bình chọn )
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in