Khi mới tới Đức, bạn chắc chắn chưa có kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức. Cũng như ở Việt Nam, Đăng ký cư trú tại Đức là thủ tục bắt buộc về mặt luật pháp ở Đức. Điều này đảm bảo việc bạn cư trú hợp pháp tại Đức ở một địa chỉ được đăng ký và được quản lý. Địa chỉ này cũng là địa chỉ để bạn nhận thư từ, thông tin từ chính quyền, bưu phẩm… Không đăng ký cư trú cũng đồng nghĩa với bạn cư trú bất hợp pháp tại Đức.
Mỗi người khi đến Đức đều phải có một chỗ ở. Và việc đầu tiên cần làm chính là đăng ký nơi cư trú. Vì thế trước khi xin Visa, chúng ta cần phải có hợp đồng nhà hoặc nếu chưa có hợp đồng nhà thì ít nhất chúng ta cũng phải có giấy cam kết được sắp xếp chỗ ở.
Mình là du học sinh theo học nghề điều dưỡng tại Đức. Sau hơn 1 năm vừa học và làm hồ sơ thì cuối cùng mình cũng đã đặt chân được tới Đức. Sau khi đến sân bay, mình được đại diện của trung tâm tại Đức đón tại sân bay và đưa về trường.
Vì mình bay sang đúng vào đợt dịch bệnh nên mình được trường và trung tâm chuẩn bị sẵn một phòng ở ở nơi phù hợp trong thời gian 2 tuần đầu – đây chính là cách ly. Để nói là cách ly thì cũng không đúng cho lắm, nơi đây là cơ sở nhỏ của trường mình sẽ học ở Đức. Nó khá đầy đủ, tiện nghi cho việc thư gian và trải nghiệm trước khi vào học nghề. Việc được trung tâm đưa đón, hướng dẫn chăm sóc chu đáo là một lợi ích mình được hưởng khi ký hợp đồng với trung tâm CMMB Việt Nam.
Ở khu cách ly được vài ngày thì mình được người chăm sóc của trung tâm và trường dẫn đi làm đăng ký cư trú tại thành phố mình sẽ ở và học.
Nơi đăng ký và mẫu đăng ký, lịch hẹn tại Đức
Mình được đưa đến Rathaus (tòa thị chính) khu vực nơi mình sẽ ở và học, tại đây vì đã được hỗ trợ đặt lịch hẹn nên mình đến chỉ cần chờ 10 phút là đến lượt. Nếu bạn nào phải tự làm việc này, để tìm Rathaus hay Bürgeramt các bạn chỉ cần lên Google, sau đó gõ Anmeldung + thành phố bạn sẽ ở. Như vậy nó sẽ ra được địa chỉ và từ đó mình sẽ đến xin mẫu đăng ký cư trú và lịch hẹn.
Về lịch hẹn thì tùy thành phố, nếu thành phố lớn và đông dân cư chúng ta cần lịch hẹn. Còn nếu thành phố nhỏ và ít dân thì có thể không cần lịch hẹn. Tuy nhiên, trong thời buổi dịch bệnh ở đâu cũng sẽ làm việc với lịch hẹn. Chừng nào còn ở Đức chúng ta sẽ phải làm quen với “Văn hóa lịch hẹn” này, dù là việc hành chính, khám bệnh hay muốn gặp nhau về mặt cá nhân – về cơ bản cái gì ở Đức cũng cần lịch hẹn.
Trước khi qua Đức, mình đã điền mẫu đăng ký cư trú. Cái này mình được Trung tâm nơi mình làm hồ sơ hướng dẫn viết từ khi mình còn ở Việt Nam, sau đó sẽ scan để gửi cho bên trường. Tiếp theo nhà trường sẽ hỗ trợ mang gửi và xin lịch hẹn tại Rathaus nơi mình sinh sống. Mình rất biết ơn sự chu đáo đến từng chi tiết nhỏ của trung tâm nơi mình làm hồ sơ.
Chuẩn bị các loại giấy tờ
Sau khi có lịch hẹn và hoàn tất mẫu đăng ký, những giấy tờ dưới đây các bạn cần phải chuẩn bị:
- Passport
- Đơn đăng ký và ký tên
- Hợp đồng thuê nhà
- Ảnh sinh trắc (1-2 chiếc) (ảnh này có thể dùng ảnh từ VN mang sang hoặc chụp tại Đức)
- Một số giấy tờ cá nhân như hợp đồng học nghề, hợp đồng công việc,..
Mẹo: Chúng ta hãy cứ mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cá nhân theo, để tránh trường hợp nhiều chỗ họ yêu cầu để xác minh thì mình đã có sẵn rồi, tránh phải về bổ sung… mất thời gian.
Lệ phí đăng ký cư trú tại Đức
Về chi phí, sau khi chúng ta hoàn thành thủ tục tại Rathaus, họ sẽ yêu cầu chúng ta đóng 100 euro cho lần đầu tiên. Những lần sau nếu đi gia hạn, số tiền sẽ ít hơn.
Một số chú ý khác về kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức
Ngay sau khi hoàn tất thủ tục, chúng ta sẽ nhận được lịch hẹn để lấy thẻ chip. Hiện tại dịch bệnh nên có thể họ sẽ gửi thư qua bưu điện về địa chỉ nhà cho các bạn. Sau khoảng 2-4 tuần, mình cũng nhận được thẻ.
Các bạn cần chú ý xem trên thẻ họ có nhầm lẫn thông tin nào của mình hay không, để còn tiện mang trả lại và để họ sửa. Ngoài ra, cũng cần chú ý họ cấp Aufenthalt cho chúng ta có thời hạn đến bao giờ để lần sau đi gia hạn kịp thời. Nếu bạn quên không gia hạn, họ sẽ coi như bạn đang cư trú bất hợp pháp tại Đức.
Xem thêm: Gia hạn visa ở Đức và 4 kinh nghiệm quý báu
Một điều nữa cần chú ý, nếu bạn chuyển đến một thành phố khác hay đến một nơi ở khác những vẫn trong thành phố đó thì sẽ phải làm như sau:
- Chuyển đến 1 thành phố khác: Chúng ta có thể sẽ phải làm lại thẻ nếu Sở Ngoại Kiều họ yêu cầu, vì trên thẻ họ in sẵn địa chỉ nhà lần đầu mình đăng ký.
- Chuyển đến nơi ở mới cùng thành phố: Cái này cũng cần phải báo lại nơi đăng ký cư trú, sau đó họ sẽ dán địa chỉ mới của bạn lên thẻ, vì từ lúc đó bạn sẽ đăng ký cư trú tại địa chỉ đó. Nếu sau 2 tuần chuyển mà bạn không báo để thay đổi địa chỉ, có thể bạn sẽ bị phạt.
Tóm lại, trên đây là một số điều mình muốn chia sẻ với các bạn sang Đức phải tự đi làm thủ tục đăng ký cư trú. Thật sự mình lúc đầu cũng hoang mang lo sợ mỗi lần phải làm gì liên quan đến giấy tờ, nhất là lại ở một nước lạ lẫm, tiếng Đức thì còn yếu, nhưng rất may trung tâm có người chăm sóc hỗ trợ chúng mình 24/7.
Nên cứ có gì cần thiết mình lại nhờ trung tâm, đến giờ mình đã tự tin hòa nhập với cuộc sống ở đây. Mình cũng muốn nhắn nhủ với các bạn rằng, tiền nào của đấy. Hãy lựa chọn thông minh cho mình một trung tâm uy tín, hỗ trợ học viên tận tình, như vậy chúng ta mới có thể an tâm khi qua Đức trong thời gian ban đầu.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in