Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the updraftplus domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/admin/domains/thegioitiengduc.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/admin/domains/thegioitiengduc.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
CHÍNH SÁCH THUẾ TẠI ĐỨC – NHỮNG ĐIỀU KHIẾN BẠN BẤT NGỜ - Thế giới tiếng Đức

CHÍNH SÁCH THUẾ TẠI ĐỨC – NHỮNG ĐIỀU KHIẾN BẠN BẤT NGỜ

Thuế má là một chủ đề luôn “nóng” ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới, với cả người trong nước lẫn ngoài nước. Hôm nay với bài viết “ngắn” này, người viết sẽ cố gắng mô tả một bức tranh sơ bộ về chủ đề chính sách thuế tại Đức đối với các cá nhân.

Các loại thuế một người phải đóng khi sống và làm việc tại Đức với tư cách cá nhân

CHLB Đức có rất nhiều loại thuế và chính sách thuế, tùy vào mỗi loại đối tượng đóng thuế và hoàn cảnh sinh hoạt của từng người. Nhìn chung, các loại thuế phổ biến và quan trọng nhất bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, Thuế nhà thờ, Thuế tài sản, Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu dùng.

Ngoài các loại thuế phổ biến này, còn đủ thứ thuế linh tinh khác nhưng số người thuộc diện phải đóng sẽ ít phổ biến hơn, ví dụ như Thuế chó nếu bạn nuôi chó (vâng, thuế chó nhé các bạn, không nhầm đâu, và khi nuôi chó không những phải đóng thuế, mà còn phải tuân thủ Chó quyền nữa, nếu không nếu bị tố giác ngược đãi chó thì sẽ bị Tước quyền nuôi chó nhé!), Thuế thuốc lá (đánh riêng lên mặt hàng thuốc lá), Thuế năng lượng, Thuế Bia (đánh lên mặt hàng bia nhé), Thuế căn hộ sở hữu thứ hai v.v..

Tổng cộng có khoảng 40 loại thuế khác nhau ở CHLB Đức các bạn ạ!

Chính sách thuế tại Đức - Những điều khiến bạn bất ngờ

Tổng quan chính sách thuế tại Đức

Các loại thuế tại Đức phổ biến

Thuế thu nhập cá nhân:

Vâng thuế này là thuế quan trọng nhất, tỉ trọng lớn nhất, được quan tâm nhiều nhất. Thuế này trực tiếp đánh lên thu nhập hàng tháng của người lao động, và trừ khi bạn làm chui, nhận tiền Tipp tiền mặt, bạn sẽ bị trừ thẳng trước khi tiền về đến tải khoản ngân hàng của mình.

Có một lưu ý là thuế này không chỉ đánh lên lương tháng và thưởng công ty của các bạn, mà nó đánh lên mọi thu nhập của bạn luôn, bao gồm tiền lãi tiết kiệm, tiền lời cổ phiếu, làm freelance, cho thuê nhà, căn hộ v.v..

Xem thêm  Nuôi thú cưng ở Đức với 4 điều nhất định phải biết

Tóm lại tiền cứ về mình là bị dính cái thuế này.

Tuy nhiên mức đóng với từng người sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh của họ: Độc thân hay đã có vợ, hay đã li dị và phải nuôi vợ, hay đang nuôi con, hay có nhiều việc làm cùng lúc, v.v..

Và vì cách tính thuế này phức tạp và phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, công tác tính thuế thu nhập hàng năm trở thành một dịch vụ thường thấy ở CHLB Đức.

Ai không rành thuế và không giỏi về tính toán thì có thể thuế dịch vụ quyết toán thuế năm, ai muốn tự tính toán thì có thể mua các phần mềm quyết toán thuế (trước kia khoảng 100 EUR), ai hiểu biết luật và giỏi thì có thể tự quyết toán thuế cho bản thân và nộp cho sở thuế xác nhận.

Nhìn chung mức thuế thu nhập cá nhân dao động từ 14% đến 45% tổng thu nhập trước thuế của chúng ta, tùy mức thuế ta phải đóng, và tùy thu nhập. (vâng, mới chỉ là thuế thu nhập cá nhân thôi nhé)

Steuerklasse 1-6

Đối với các đối tượng khác nhau, có 6 loại mức thuế từ Klasse 1 đến Klasse 6.

Klasse 1:

Dành cho người độc thân chưa có con (hoặc đã ly dị ly sống một mình hoặc góa, hoặc đã kết hôn nhưng có hai nhà trở lên)

Klasse 2:

Singlemom. Hoặc singledad. Nói chung là nuôi con một mình (trên giấy tờ)

Klasse 3, 4, 5:

Đây là các mức thuế linh động dành cho các cặp vợ chồng.

Khi kết hôn, các cặp vợ chồng có thể lựa chọn mức thuế mỗi người đóng theo công thức tổng mức thuế 2 người đóng bằng 8, tức là 1 người mức 3 1 người mức 5 hoặc 2 người cung mức 4.

Cơ sở là mức đóng thuế bậc 5 thì cao hơn bậc 4 và bậc 4 cao hơn bậc 3.

Có nghĩa là nếu 2 vợ chồng một người thu nhập cao, một người thu nhập thấp, thì người thu nhập cao nên chọn đóng mức Klasse 3 và người thu nhập thấp nên chọn mức thuế Klasse 5 thì sẽ phải đóng ít thuế hơn (nếu thích đóng góp thuế cho liên bang thì các bạn hoàn toàn có thể đóng mức thuế bậc 5 cho người có thu nhập cao và bậc 3 cho người có thu nhập thấp hơn, chính phủ rất hoan nghênh  ).

Còn nếu 2 người thu nhập ngang nhau thì họ có thể đóng cung mức thuế Klasse 4, với sống tiền đóng thấp hơn Klasse 5 và cao hơn Klasse 3.

Klasse 6:

Đây là mức thuế chúng ta phải đóng dành riêng cho các công việc phụ ngoài công việc chính.

Xem thêm  Du Học Nghề KTV Bể Bơi Ở Đức – Nghề Mới Hot Nhất Hè 2024

Ví dụ Ban ngày chúng ta đi làm văn phòng, chiều tối lại đi làm thêm ở nhà hàng, thì mức thuế thu nhập cho công việc ban ngày của chúng ta sẽ đóng theo mức thuế 1-5 tùy hoàn cảnh gia đình, nhưng với thu nhập từ việc làm thêm tại nhà hàng, mức thuế phải đóng là Klasse 6.

Đương nhiên, mức Klasse 6 là mức thuế cao nhất trong các mức thuế.

1 lưu ý nhỏ là nếu mỗi công việc của chúng ta đem lại thu nhập dưới 450 EUR mỗi tháng thì nằm dưới mức phải chịu thuế bậc 6.

Chính sách thuế tại Đức - Những điều khiến bạn bất ngờ

Thuế nhà thờ:

Ai theo đạo Thiên Chúa Giáo hoặc Tin Lành sẽ phải đóng thuế nhà thờ này. Mức thuế phải đóng phụ thuộc vào mức thuế thu nhập cá nhân mỗi người đóng.

Thường dao động tùy bang khoảng 8-9% phần đóng thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ mức thuế thu nhập cá nhân là 30% tổng thu nhập chịu thuế, thì thuế nhà thờ sẽ là khảong 8%*30% = 2,4% thu nhập chịu thuế.

Thuế tài sản:

Đây là 1 loại thuế có lịch sử hơi lằng nhằng, nó được tính trên cơ sở 1% của tài sản thực tế của bạn. Tài sản thực tế của bạn = Tổng tài sản sở hữu – Tổng dư nợ.

Loại thuế này tầm 25 năm trước đã KHÔNG còn được thu nữa. Nhưng về mặt lý thuyết, một ngày nào đó chính quyền liên bang hoàn toàn có cơ sở pháp lý để yêu cầu bạn đóng khoản thuế này. J

Thuế giá trị gia tăng:

Thuế này đánh lên giá các mặt hàng được bày bán, và thường thì đại đa số mặt hàng bị đánh mức thuế 19%. Một số mặt hàng đặc thù như thực phẩm, sách báo thì chịu mức thuế 7%.

Thuế tiêu thụ:

Đây là loại hình thuế bao gồm các loại thuế như Thuế Bia, Thuế thuốc lá, Thuế Cà phê, Thuế Rượu v.v..

Thu nhập trước thuế – Thu nhập sau thuế – Quyết toán thuế

Những luật về thuế tại Đức khiến bạn bất ngờ

Thu nhập trước thuế tại Đức (Bruttoeinkommen)

Đây là thu nhập của bạn hàng tháng hoặc hàng năm, chưa trừ các loại thuế và bảo hiểm.

Thường thì khi phỏng vấn thương thảo về lương thưởng, công ty Đức sẽ đưa ra mức lương trước thuê (Brutto).

Lý do thật đơn giản: Lương sau thuế phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của bạn, công ty không hề biết nên họ cũng không biết và không cần quan tâm bạn nhận lương sau thuế và bảo hiểm là bao nhiêu.

Thu nhập sau thuế về bảo hiểm (Nettoeinkommen)

Đây là thu nhập của bạn hàng tháng hoặc hàng năm, sau khi trừ các loại thuế và bảo hiểm.

Xem thêm  1001 Cách Nói Anh Yêu Em Bằng Tiếng Đức

Lưu ý, mức thu nhập hàng tháng này là mức thu nhập thực tế của bạn về được đến tài khoảng của bạn sau khi đã khấu trừ trước các loại thuế trực tiếp, VÀ các loại bảo hiểm.

Trong khuông khổ bài viết này chúng ta mới nói đến thuế, chưa nói đến bảo hiểm.

Các bạn có thể tham khảo thêm về Bảo hiểm ở bài viết tham khảo liên kết dưới cuối bài.

Quyết toán thuế tại Đức

Cũng giống như ở Việt Nam, mỗi năm chúng ta lại phải làm quyết toán thuế, để xem trong năm vừa qua chúng ta đã đóng dư, hay thiếu, bao nhiêu thuế, để nhận tiền hoàn thuế cho khoản đóng dư hoặc đóng bổ sung thuế cho khoản đóng thiếu.

– Đa số các trường hợp chúng ta nhận lại tiền hoàn thuế. 🙂

Như đã trình bày sơ ở trên, việc quyét toán thuế tương đối phức tạp và phụ thuộc trực tiếp vào hoàn cảnh và số tiền thu nhập của mỗi người mỗi năm, không có hướng dẫn ngắn gọn về cách tính quyết toán thuế.

Tuy nhiên con số “tương đối” của thu nhập sau thuế và bảo hiểm của chúng ta lại có thể dễ dàng tính được thông qua các công cụ hỗ trợ web hoặc phần mềm hoặc app điện thoại được phổ biến vài năm gần đây.

Ví dụ chúng ta có thể sử dụng công cụ như sau:

https://www.brutto-netto-rechner24.de/einkommensteuerrechner.html

Nhập vào đó các số liệu đầu vào và chúng ta có thể có được con số gần chính xác thu nhập sau thuế và bảo hiểm của mình 🙂

Ví dụ thực tế:

Chúng ta nhập vào các số liệu:

Thu nhập trước thuế: 3000 EUR / tháng

Tuổi: 25

Con: chưa có

Mức thuế: Klasse 1 (độc thân, chưa có con)

Phải đóng thuế nhà thờ: Không

Bang: Baden-Wuerttemberg

Năm đóng thuế : 2021

Kết quả:

Số thuế phải đóng: 393 EUR

Bảo hiểm phải đóng: 606,75 EUR (bao gồm Bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm bệnh tật, bảo hiểm chăm sóc, bảo hiểm thất nghiệp)

Tổng lương thực nhận hàng tháng: 2000,16 EUR  (hàng năm: 24002 EUR)

Tham khảo:

Các loại bảo hiểm ở CHLB Đức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *