Bạn chuẩn bị đi du học Đức, bạn muốn xin visa đi Đức? Vậy chắc chắn bạn sẽ phải biết đến Đại sứ Quán Đức tại Việt Nam. Nhưng bạn đã hiểu rõ về chức năng, trách nhiệm của Đại sứ Quán Đức tại Việt Nam hay chưa? Hãy cùng CMMB tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Tổng quan về Đại sứ quán Đức tại Việt Nam
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam
- ĐỊA CHỈ NHÀ: 29, Trần Phú, Hà Nội
- THÀNH PHỐ: Hà Nội
- E-MAIL: info@hanoi.diplo.de
- SỐ FAX: 84 4 845 38 38
- ĐIỆN THOẠI: (0084) 38 43 02 45,38 43 02 46,38 45 38 36,38 45 38 37
- TRANG MẠNG: http://www.hanoi.diplo.de/
Về Đại sứ quán Đức tại Việt Nam
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội điều hành một loạt bao gồm các dịch vụ lãnh sự địa phương, Đức, và công dân quốc tế tại Việt Nam.
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hỗ trợ công dân Việt Nam thông qua các dịch vụ lãnh sự của nó, nếu họ:
- Cần thông tin chung hoặc cụ thể về kinh tế, văn hóa, thể thao, giáo dục của Đức, v.v.
- Cần thông tin về các yêu cầu và quá trình nhận Quốc tịch Đức
- địa chỉ liên lạc cụ thể và thông tin ở Đức
- Muốn nộp đơn và xin Visa Đức
Dịch vụ Visa và Hộ chiếu
Hộ chiếu và thị thực của Đức chỉ được cấp cho công dân có nơi cư trú chính ở Đức và Việt Nam.
Quá trình cấp Visa Đức và Hộ chiếu của Đức có thể mất vài tuần.
*Vui lòng liên hệ với Đại sứ quán Đức tại Hà Nội nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề thị thực và hộ chiếu.
Cơ quan đại diện của Đức tại Việt Nam
Ngoài Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, Đức còn có 1 cơ quan đại diện khác tại Việt Nam:
- Lãnh sự quán Đức tại Hồ Chí Minh
Cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức
Đất nước Việt Nam có 2 cơ quan đại diện khác tại Đức:
- Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt
- Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin
Đại diện của Đức trên toàn thế giới
Đại sứ quán Đức Tại Hà Nội đại diện cho một trong 392 cơ quan đại diện lãnh sự và ngoại giao của Đức trên toàn thế giới.
Cơ quan đại diện của Đức tại Việt Nam
Đại sứ quán Đức Tại Hà Nội là một trong 90 cơ quan đại diện lãnh sự và ngoại giao nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới tại Việt Nam.
Đại sứ quán Đức là cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam sau khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Đại sứ quán luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại sứ quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại sứ quán của Việt nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.
Đại Sứ Quán Đức cũng như các Đại sứ quán của quốc gia khác tại Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự. Tương ứng với đó, trong Đại Sứ Quán Đức cũng có những cơ quan thực hiện chức năng chuyên trách theo từng mảng quản lý.
Chức năng chính của các Đại Sứ Quán Đức bao gồm: quảng bá hình ảnh của đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa với nước ngoài, cung cấp thông tin liên lạc cho công dân Đức tại Việt Nam, xử lý giấy tờ và tư vấn thủ tục cần thiết cho công dân Đức tại Việt Nam, đảm bảo an ninh cho công dân Đức ở Việt Nam…
Ngoài ra Đại Sứ Quán Đứccòn đem đến cơ hội việc làm cũng như hỗ trợ giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình về du học, học bổng cho các cấp học,…
Một trong số những hoạt động đặc trưng mà mọi người hay tìm đến Đại Sứ Quán Đức đó là xin cấp Thị thực (Visa) để đi tới nước của Đại Sứ Quán đó.
2. Lãnh sự quán Đức là gì?
Lãnh sự quán là một trong những cơ quan lãnh sự theo định nghĩa tại Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963. “Cơ quan lãnh sự” có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.
Lãnh sự quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…
Các Lãnh Sự Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam hầu hết đóng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, có một số ít ở Đà Nẵng. Cụ thể Lãnh sứ Quán của Đức tại Việt Nam được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh sự quán trong tiếng Anh là Consulate
3. Phân biệt Đại sự quán và Lãnh sự quán:
Tiêu chí | Đại Sứ Quán | Lãnh sự quán |
Khái niệm | Là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. | Là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. |
Mục đích thiết lập | Đại sứ quán (ĐSQ) được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. | Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, khi quan hệ ngoại giao của 2 nước đạt đến một mức nào đó, thấy cần thiết phải có thêm Tổng Lãnh Sự Quán. |
Vị trí | ĐSQ luôn luôn đặt tại thủ đô, như vậy tất cả đại sứ quán đều đóng tại Hà Nội. | Tổng Lãnh Sự quán thường được đặt ở các thành phố lớn. Như tất cả Tổng Lãnh Sự Quán các nước đều đóng tại TP. HCM, có một vài quốc gia có thêm Tổng Lãnh Sự Quán tại Đà Nẵng. Hiện tại các TLSQ ở các nước phụ trách khoảng 30 tỉnh, thành phía Nam (tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi có thay đổi tùy theo nước) |
Chức vụ | Người đứng đầu là Đại Sứ, tiếp đó là các chức vụ khác như Tham tán, Bí thư, Tùy viên,….. | Người đứng đầu TLSQ là Tổng Lãnh Sự, tiếp đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy Viên,… |
Nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu | – Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,…– Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại. | – Cấp trên của Ngài Tổng Lãnh Sự là Bộ Trưởng Ngoại Giao, TLSQ cũng báo cáo lên Bộ Ngoại Giao, không phải báo cáo lên Đại Sứ Quán.– TLSQ nhỏ hơn Đại sứ Quán nhưng hoạt động độc lập với Đại Sứ Quán. – TLSQ cũng làm các việc như ĐSQ và có trách nhiệm trong |
Về ngoại giao | – Chỉ Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền mới có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng. | – TLSQ có trách nhiệm trong vùng mình quản lý. |
Lĩnh vực hoạt động | Hoạt động của ĐSQ rộng hơn, gồm nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế,.. | Hoạt động của TLSQ hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và visa. |
Như vậy, thị thực (Visa) của Đức sẽ được Đại Sứ Quán Đức hoặc Tổng Lãnh Sự Quán Đức tại Việt Nam xét duyệt. Người lưu trú ở các tỉnh miền Bắc và miền Bắc Trung Bộ có thể nộp đơn xin thị thực (Visa) tại Đại Sứ Quán Đức tại Hà Nội, người lưu trú ở các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ có thể đến nộp tại Tổng Lãnh Sự Quán Đức tại TP. HCM.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in