Khám chữa bệnh tại Đức có khó như lời đồn? Sức khỏe là vàng là bạc thật đúng với câu nói này. Có sức khỏe chúng ta mới có thể kiếm được ra tiền và làm nhiều điều khác nữa. Khi còn ở Việt Nam, chúng ta thường có xu hướng đến khi sức khỏe có vấn đề, thì mới đi khám bệnh. Rất ít người có kế hoạch sức khỏe cho bản thân, đi khám định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của bảo hiểm gần như tuyệt đối thì ở Đức, thì việc đi khám bệnh trở thành việc thường xuyên của người dân Đức.
Với hệ thống y tế hiện đại lớn tại châu Âu, và nhiều các phòng khám tư thì sức khỏe của người dân Đức được đảm bảo một cách đầy đủ. Dưới đây, mình sẽ nêu một vài điều cần thiết cho việc đi khám chữa bệnh tại Đức.
Hệ thống phòng khám tại Đức
Hệ thống khám bệnh tại Đức sẽ được chia làm 2 dạng, đó là Praxis và Krankenhaus. Cả 2 đều sẽ được bảo hiểm y tế (Krankenversicherung) chi trả toàn bộ hoặc 1 phần nào đó tùy loại bệnh.
Bệnh viện (Krankenhaus) thường dành cho cấp cứu, những bệnh nhân có các bệnh phức tạp cần điều trị lâu dài thì sẽ tới bệnh viện. Mục tiêu của bệnh viện là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân để họ có thể nhận lại được 1 sức khỏe tốt nhất, tiết kiệm phần nào chi phí và thời gian.
Tại các thành phố lớn, lượng bệnh nhân khá nhiều nên các bệnh viện thường xuyên bị quá tải. Vì thế, các phòng khám tư nhân (Praxis) với chất lượng tốt được mở ra và rất phát triển.
Tại đây, họ sẽ phục vụ cho người có nhu cầu chỉ cần khám và chữa trị đơn giản. Những người đi khám những bệnh chung thì sẽ phải đến phòng khám đa khoa (Hausarzt) để khám trước. Sau đó, tùy theo tình trạng bác sĩ đa khoa sẽ hướng dẫn và gửi thông tin tới những phòng khám chuyên khoa khác. Khám răng miệng sẽ đến phòng khám nha khoa (Zahnarzt), khám thai đến phòng khám phụ khoa (Frauarzt),…
Đặc biệt: Trường hợp khẩn cấp, nguy kịch cần cấp cứu gấp thì gọi số 112 hoặc 116117. Ví dụ: đau tim, đau ngực dữ dội, khó thở, dấu hiệu đột quỵ, tai nạn nghiêm trọng dẫn đến mất máu, ngất xỉu…
Mọi người hãy yên tâm, vì các bác sĩ tư nhân cũng đều rất giỏi và phải có bằng cấp loại tốt mới có thể hoạt động tại phòng khám tư.
2. Quá trình khi đến phòng khám Hausarzt
Xử lý khi bị bệnh vào ngày thường và bệnh không quá nguy kịch
– Bước 1: tạo tài khoản
– Bước 2: Chọn Registrieren để tạo tài khoản
– Bước 3: Các thông tin cần để tạo tài khoản: Số điện thoại (bắt buộc để nhận code xác nhận), email, mật khẩu mới tự chọn (về sau dùng để đăng nhập vào tài khoản này)
Sau khi đăng nhập thành công, bước tiếp theo:
Bước 1: tìm kiếm phòng khám
Bước 2: đặt lịch hẹn
- Chọn ngày và giờ phù hợp
- Kích chọn “Termin vereinbaren”
- Kích chọn đặt lịch hẹn “TERMIN ONLINE BUCHEN”
3. Giấy tờ cần thiết
Đến khám bệnh đúng theo lịch đã hẹn, nên đến trước giờ hẹn 10 phút. Nếu không đến được đúng lịch hẹn, thì cần gọi thông báo trước 2 ngày. Tránh trường hợp bị lưu xấu vào hồ sơ của phòng khám, để lần sau không thể đăng ký khám ở đó được nữa.
Giấy tờ cần mang: Personalausweis (thẻ cư trú), Krankenkarte (thẻ bảo hiểm), Impfpass (sổ khám bệnh cũ (nếu có)).
4. Trường hợp lịch hẹn quá xa
Trong trường hợp lịch trống của phòng khám quá xa, bệnh không chịu được thì có thể đến thẳng phòng khám, càng sớm càng tốt, và đăng kí ngồi chờ. Ví dụ: giờ mở cửa của phòng khám là 8h, thì nên đến sớm hơn để đăng kí ngồi chờ được khám (khi không có lịch hẹn trước).
5. Thanh toán
Thông thường bệnh nhân không cần thanh toán tiền khám bệnh hay xét nghiệm (hãng bảo hiểm sẽ thanh toán khoản đó)
Ngoại lệ: hóa đơn viện phí sẽ được gửi qua đường bưu điện về nhà, bệnh nhân chủ động chuyển khoản toàn bộ số tiền, sau khi chuyển tiền xong, giữ lại hóa đơn, chụp, gửi và viết mail cho hãng bảo hiểm, nội dung: nói rõ việc đi khám, sau đó vài ngày hãng bảo hiểm sẽ chuyển tiền trả lại bệnh nhân.
6. Các loại đơn thuốc
Sau khi khám xong, các bạn sẽ nhận được đơn thuốc từ bác sĩ. Tương ứng với màu của đơn thuốc mà bệnh nhân sẽ được bảo hiểm trả toàn bộ tiền cho đơn thuốc đó, hay chỉ trả một phần hay toàn bộ, kèm theo điều kiện về thời gian tương ứng với màu sắc của mỗi đơn.
- Đơn rosa (màu hồng hơi đỏ): đơn có giá trị trong 4 tuần, bệnh nhân chỉ cần thanh toán 10E cho toàn bộ đơn
- Đơn gruen (màu xanh lá): thuốc có thể mua không cần đơn, không thời hạn, và bệnh nhân phải thanh toán nguyên giá
- Đơn blau (xanh da trời): thời hạn 3 tháng, thanh toán nguyên giá
- Đơn gelb (màu vàng): có giá trị trong 7 ngày, thuốc giảm đau hoặc có thành phần gây nghiện, bệnh nhân chỉ phải thanh toán 1 phần
Ngoài ra, các bạn cần chú ý, với những lần khám định kỳ hoặc khi cảm thấy có một dấu hiệu nhẹ nào đó, chúng ta sẽ cần đặt lịch hẹn ít nhất trước 2 tuần. Sở dĩ lịch hẹn cần đặt xa như vậy vì các phòng khám ở Đức cũng thường quá tải. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh như thế này, đặt lịch hẹn nhiều khi cũng rất khó. Đối với các bệnh cấp tính, thì bạn nên đến phòng khám sớm nhất có thể (có thể là trước giờ mở cửa 30p) để tránh tình trạng đợi rất lâu vì không có hẹn trước.
Lưu ý:
Khi đi khám bệnh mọi người cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế tại Đức là bắt buộc, khi ai đến Đức cũng đều phải đăng ký bảo hiểm y tế, và hàng tháng nhận lương thì mặc định bị trừ tiền để chi trả cho bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 1 phần tiền hoặc toàn bộ viện phí cũng như phí khám chữa bệnh cho mọi người tùy vào hãng bảo hiểm. Nhưng mọi người cần chú ý, bảo hiểm y tế sẽ không chi trả cho việc phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp, niềng răng, xe cứu thương,…
Bảo hiểm ở Đức sẽ có 2 loại, đó là Bảo hiểm công (GKV) và Bảo hiểm tư (PKV). Các hãng bảo hiểm công phổ biến tại Đức là AOK, TK, DAK, BKK, IKK. Các hãng bảo hiểm tư phổ biến bao gồm DBK, Mawista, Care Concept…
Các hãng bảo hiểm công sẽ thanh toán cho bạn toàn bộ chi phí liên quan đến đau yếu, bệnh tật, khám bệnh, nằm viện, phẫu thuật, sinh đẻ và tiêm phòng các loại vacxin cơ bản. Tuy nhiên đối với một số dịch vụ khác thì các hãng bảo hiểm chỉ thanh toán một phần.
Ví dụ, các công ty bảo hiểm công sẽ thanh toán cho bạn 75% phí đi tập Gym hàng năm, 50% phí cạo vôi răng, hay thanh toán phí tiêm HPV đối với phụ nữ dưới 25 tuổi (hãng TK) và dưới 18 tuổi (hãng AOK).
Đối với bảo hiểm tư, sẽ có nhiều mức phí khác nhau, từ cơ bản cho đến mức đặc biệt, và lợi ích y tế khi sử dụng bảo hiểm cũng sẽ khác nhau. Ở mức cơ bản, bảo hiểm tư có thể được so sánh ngang với bảo hiểm công, và ở mức đặc biệt thì bệnh nhân sẽ có quyền lựa chọn bác sĩ điều trị, chọn bệnh viện, giường bệnh, hay các dụng cụ hỗ trợ chữa bệnh…
Khi sử dụng bảo hiểm tư, bạn sẽ phải thanh toán tiền trước và sau đó gửi hóa đơn chờ hãng bảo hiểm thanh toán lại. Còn với bảo hiểm công, bạn không cần thanh toán tiền khám chữa bệnh. Bạn chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm, mọi chi phí khám chữa bệnh của bạn sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán trực tiếp với bác sĩ.
Một số mẫu câu trợ giúp ở việc khám chữa bệnh tại Đức
Ich muss mich hinlegen: tôi phải nằm nghỉ
Mir ist schwindelig: tôi buồn nôn
Ich habe Durchfall: tôi bị tiêu chảy
Ich möchte einen Termin machen: tôi muốn làm một lịch hẹn
Mein Fuß tut weh: bàn chân tôi bị đau
Ich bin gefallen: tôi bị ngã
Was kann ich für Sie tun?: tôi có thể giúp gì cho ngài
Haben Sie Schmerzen?: ngài có đau không?
Wo tut es weh?: đau ở đâu?
Wie lange fühlen Sie sich schon so?: ngài bị vậy bao lâu rồi?
Wie hoch ist das Fieber?: sốt cao bao nhiêu?
Ich bin krank: tôi là ốm
Ich habe Fieber: tôi bị sốt
Ich habe Bauchschmerzen/Kopfschmerzen/Halschmerzen: tôi có đau bụng, đau đầu, đau họng
Tóm lại, mình thấy hệ thống khám bệnh ở Đức rất tốt. Trên đây là những chia sẻ về việc khám bệnh tại Đức. Các bạn sống tại Đức hãy đảm bảo cho mình một sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ. Chúc các bạn may mắn trên con đường du học Đức.
Có thể bạn quan tâm:
4 điều bạn phải biết khi khám chữa bệnh tại Đức
bình chọn )
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in