Đây là câu hỏi mà nhiều học viên và phụ huynh đặt ra khi cân nhắc lựa chọn con đường du học nghề tại Đức. Câu trả lời là: Hoàn toàn có thể học lên đại học, kể cả ở một ngành khác, sau khi bạn hoàn thành chương trình học nghề.

Nội Dung Bài Viết
1. Học đại học cùng hoặc liên quan đến ngành đã học nghề
Đây là lựa chọn phổ biến và thuận lợi nhất, bởi bạn đã có nền tảng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Những lợi thế từ việc học nghề tại Đức giúp bạn dễ dàng đáp ứng yêu cầu đầu vào của các trường đại học, đồng thời nắm bắt nhanh hơn trong quá trình học.
Ví dụ:
- Học nghề Điều dưỡng có thể tiếp tục học đại học ngành Khoa học điều dưỡng (Pflegewissenschaft) hoặc Quản lý y tế (Gesundheitsmanagement).
- Học nghề Kỹ thuật cơ khí có thể học tiếp Kỹ thuật cơ khí (Maschinenbau) hoặc Cơ điện tử (Mechatronik).
2. Học đại học ngành khác (chuyển đổi ngành)
Việc chuyển sang một ngành học khác so với ngành học nghề tại Đức ban đầu vẫn hoàn toàn khả thi, miễn là bạn đáp ứng được các yêu cầu đầu vào của ngành mới.Trong một số trường hợp, bạn có thể cần:
- Hoàn thành các khóa học bổ sung kiến thức nền tảng.
- Chứng minh năng lực học thuật phù hợp với ngành học mới.
- Việc chuyển ngành đòi hỏi sự chủ động, nhưng cũng là cơ hội để mở rộng cơ hội nghề nghiệp nếu bạn có đam mê ở lĩnh vực khác.
3. Tham gia chương trình Meister hoặc Fortbildung (Đào tạo nâng cao)
Nếu bạn muốn tiếp tục nâng cao chuyên môn sau khi học nghề tại Đức, có thể lựa chọn học các chương trình như:
- Meister (Bậc thầy chuyên môn)
- Fortbildung (Đào tạo nâng cao)
- Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được các bằng cấp như:
- Bachelor Professional
- Master Professional
- Các bằng cấp này được công nhận tương đương với đại học và mang lại nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Ngoài ra, bạn vẫn có thể tiếp tục học lên đại học nếu muốn.
4. Học đại học theo hình thức Duales Studium
Duales Studium là chương trình kết hợp giữa học lý thuyết tại trường đại học và thực hành tại doanh nghiệp. Với hình thức này, sinh viên từng học nghề tại Đức vừa có thể:
- Học đại học và lấy bằng chính quy.
- Vừa được thực hành thực tế tại doanh nghiệp.
- Có thu nhập ổn định trong thời gian học.
- Đây là hình thức rất phổ biến tại Đức, đặc biệt phù hợp với những bạn đã có kinh nghiệm sau học nghề và muốn tiếp tục phát triển theo hướng học thuật kết hợp thực hành.
5. Lời khuyên từ CMMB Việt Nam sau khi học nghề tại Đức
Dụ học nghề tại Đức không chỉ là con đường nhanh chóng để gia nhập thị trường lao động tại Đức, mà còn là bệ phóng vững chắc cho sự phát triển lâu dài về nghề nghiệp và học vấn. Với nền tảng thực tiễn, người học có thể tích lũy kinh nghiệm, xây dựng kỹ năng và mở rộng cơ hội tương lai. Nếu bạn có ý định học lên đại học sau khi tốt nghiệp học nghề, điều quan trọng là phải có kế hoạch từ sớm.
Để hành trình học nghề rồi chuyển tiếp lên đại học tại Đức diễn ra thuận lợi, bạn cần một lộ trình rõ ràng và sự đồng hành từ những người có kinh nghiệm. Đội ngũ tư vấn của CMMB Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong từng bước đi – từ lựa chọn ngành nghề phù hợp, hoàn thiện hồ sơ du học, học tiếng Đức đúng chuẩn, cho đến khi bạn hoàn thành chương trình học nghề và bước tiếp vào con đường học thuật tại Đức. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và định hướng đúng đắn, tương lai học tập và phát triển nghề nghiệp tại Đức sẽ rộng mở hơn bao giờ hết.
Biên tập viên

Bài mới nhất
Chia sẻ kiến thức3 Tháng 7, 20255 Loại Kem Đánh Răng Ở Đức Phổ Biến Bạn Không Nên Bỏ Qua !
Chia sẻ kiến thức1 Tháng 7, 2025Giấy Xác Nhận dân Sự Đi Đức – Những Điều Bạn Cần Biết
Chia sẻ kiến thức1 Tháng 7, 2025Top 5 Cầu Thủ Đức Được Yêu Thích Nhất Mọi Thời Đại
Chia sẻ kiến thức30 Tháng 6, 20255 Điều Ấn Tượng Về Thụy Điển Khiến Du Khách Không Thể Quên