Sau khi tốt nghiệp cấp 3 bạn đã có định hướng gì chưa? Sẽ học tiếp lên Đại học hay theo một nghề nào đó? Mỗi khi đến mùa thi đại học thì đây có lẽ luôn là những câu hỏi mà các bạn học sinh lớp 12 nhận được nhiều nhất. Vậy câu trả lời của bạn sẽ là gì? Liệu bạn có cảm thấy lo lắng rằng bạn không biết nên chọn con đường nào hay đã có định hướng sẵn rồi?
4 năm trước mình cũng từng nhận được những câu hỏi tương tự như vậy và mình tin chắc rằng nhiều bạn học sinh cũng đang có những suy nghĩ như mình trước đây. Vậy nên ngày hôm nay mình muốn chia sẻ cho các bạn những thông tin rất hữu ích mà thời điểm đó mình không hề được biết đến. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn, đắn đo thì hy vọng là những chia sẻ này của mình sẽ giúp ích cho các bạn.
Đầu tiên thì mình sẽ nói về việc học Đại học nhé. Tuổi 18 khi phải đứng trước nhiều lựa chọn thì đại học là con đường mà phần lớn các bạn trẻ chọn để tiếp tục hành trình ước mơ của mình. Đa số mọi người nghĩ rằng Đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công vì đó không chỉ là nơi chúng ta được được trau dồi, lĩnh hội kiến thức mà còn là bệ phóng để phát triển bản thân. Từ xưa đến nay mọi người luôn quan niệm rằng chỉ cần có tấm bằng Đại học thì sẽ dễ dàng xin được một công việc tốt, thu nhập ổn định,…
Bạn nghĩ sao về điều này? Theo mình thì nó đúng nhưng không phải hoàn toàn. Hiện nay, đối với nhiều nhà tuyển dụng thì bằng Đại học được xem là điều kiện cần để chứng minh rằng bạn có kiến thức chuyên môn về vị trí mà bạn apply thôi, còn cái chính mà họ quan tâm là kỹ năng của bạn và cách mà bạn áp dụng lý thuyết từ trường Đại học vào thực tiễn. Đó là lý do mà mỗi năm có hàng ngàn sinh viên thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành. Vậy Đại học đã là con đường phù hợp nhất với bạn chưa?
Nếu vẫn còn lăn tăn thì bạn thử trả lời tiếp những câu hỏi này nhé. Không học Đại học thì nên làm gì? Nếu như trượt Đại học thì sẽ ra sao? Tiếp tục ôn để sang năm thi lại hay sẽ học nghề. Suy cho cùng Đại học cũng chỉ là một con đường, mà thành công thì không giới hạn hướng rẽ. Khi cánh cửa đại học đóng lại thì vẫn còn nhiều cánh cửa khác mở ra để bạn theo đuổi ước mơ của mình.
Theo mình thấy thì chương trình học nghề không yêu cầu đầu vào nghiêm ngặt như đại học nhưng những gì bạn học được ở trường nghề lại giúp ích khá nhiều cho tương lai của bạn. Nếu như học Đại học thiên về lý thuyết thì học nghề bạn sẽ được học song song giữa lý thuyết và thực hành, điều này giúp bạn nắm vững kiến thức cũng như được vận dụng vào thực tiễn.
Và thực trạng thì ở Việt Nam có rất nhiều trường nghề được mở ra, tuy nhiên đều trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, chất lượng đào tạo và cơ hội đầu ra chưa đủ hấp dẫn để thu hút học sinh và người lao động tham gia. Phần lớn đối tượng học nghề đều chọn sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… để học tập và làm việc.
Tại các nước này ngoài thời gian học nghề họ có thể đi làm thêm, chưa kể cơ hội việc làm sau khi học nghề xong và mức thu nhập cũng cao hơn. Liệu những chương trình du học nghề như thế này đã đủ thu hút bạn chưa?
Nếu bạn có hứng thú với du học nghề thì mình biết một chương trình khá hay muốn giới thiệu với các bạn. Đó là chương trình du học nghề tại CHLB Đức – nghe có vẻ mới đúng không? Gắn bó 4 năm tại khoa Đức ở trường Đại học, mình nghĩ những hiểu biết của mình về nước Đức có thể giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về chương trình đào tạo nghề này cũng như những cơ hội mà nó mang đến.
Lý do mình biết đến chương trình đào tạo nghề này cũng khá tình cờ, đó là trong buổi học về hệ thống giáo dục Đức. Phải nói rằng, nền giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn song hành cùng nhau. Nổi bật đó là hệ thống đào tạo kép duale Ausbildung – nền giáo dục kết hợp giữa học lý thuyết nghề tại trường và thực hành tại các doanh nghiệp.
Ưu điểm của chương trình này là đối với các bạn sau khi tốt nghiệp PTTH khi còn chưa xác định được nên đi học đại học hay học nghề, thì những trải nghiệm này sẽ giúp các bạn có được định hướng rõ ràng hơn. Kết thúc chương trình học này bạn sẽ vừa có kiến thức chuyên ngành vừa có kiến thức thực tiễn. Hơn thế nữa khi du học nghề ở Đức bạn còn nhận được: một công việc ổn định, thu nhập cao, cơ hội định cư tại Đức, hưởng các phúc lợi xã hội như người Đức,…
Du học nghề Đức giống như một luồng gió mới thổi vào thị trường Việt Nam, với những ưu thế vượt trội và chính sách hỗ trợ học viên tốt nhất đang trở thành một lựa chọn đáng để tìm hiểu. Vậy điều kiện để có thể du học nghề tại Đức là gì? Đầu tiên chương trình đào tạo nghề này dành cho tất cả mọi người từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi.
Thực tế thì độ tuổi tối đa là 33 tuổi nhưng tuổi càng cao thì khả năng xin visa sẽ càng khó. Các bạn lưu ý nhé! Bởi vì Đức là một nước phát triển nên tỉ lệ người nhập cư vào nước này khá cao, vì vậy Đại Sứ Quán luôn yêu cầu một lý do hợp lý mới có thể cấp visa cho bạn vào nước họ. Ngoài quy định về độ tuổi thì chính phủ Đức còn đặt ra những điều kiện nghiêm ngặt đối với các học viên như sau:
- Có chứng chỉ tiếng Đức B1 trở lên.
- Có bằng tốt nghiệp THPT.
- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B và HIV,…
- Có chứng chỉ ngành nghề từ bậc sơ cấp là 1 lợi thế
- Không có tiền án, tiền sự.
Vậy những lợi ích mà chương trình mang lại là gì? Điểm khác biệt so với các chương trình học nghề khác?
1. Miễn hoàn toàn học phí
Như mình tìm hiểu thì do Đức đang chịu loạt áp lực từ những cuộc khủng hoảng tị nạn, khủng hoảng nợ, sự già hóa dân số nên chính sách miễn học phí được xem là mục tiêu chiến lược của Chính phủ Đức để thu hút nguồn nhân lực quốc tế đến học tập, sinh sống và định cư tại Đức. Đó là lý do bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn học phí trong suốt 3 năm học nghề.
2. Nhận lương thực hành nghề
Khá thú vị đúng không? Đi học nhưng không những không phải lo lắng về khoản học phí mà bạn còn nhận được trợ cấp hàng tháng, với mức dao động từ 850-1200 euro/tháng tùy ngành mà bạn lựa chọn. Như vậy, bạn có thể tự trang trải toàn bộ chi phí sinh hoạt tại Đức mà không cần phải đi làm thêm hoặc nhờ gia đình trợ cấp.
Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mơ hồ, khó tin đúng không? Tại sao lại được nhận lương? Như mình đã nói giáo dục Đức là nền giáo dục thực tiễn, họ coi trọng lý thuyết và thực hành như nhau. Chương trình đào tạo kép cũng vậy, được chia làm 2 quá trình:
– 1 tới 2 ngày trong tuần hoặc vài tuần liên tục, học viên sẽ học lý thuyết tại trường.
– Thời gian còn lại, học viên sẽ được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Bạn sẽ thực tập tại các doanh nghiệp, bệnh viện, viện dưỡng lão,…
Lương bạn nhận được chính là từ nơi bạn thực tập chi trả và khoản tiền này còn tăng lên theo từng năm, đó là thành quả bạn nhận được khi làm việc trong quá trình thực tập.
3. Trong thời gian học nghề tại Đức bạn sẽ được hưởng an sinh xã hội như người Đức
Nó bao gồm việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu. Với hệ thống chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội tốt nhất thế giới, bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí khám và chữa bệnh trong trường hợp phát sinh bất kì vấn đề sức khỏe nào.
4. Làm thêm hợp pháp
Bạn hoàn toàn có thể đi làm thêm hợp pháp tại Đức tối đa 21h/tuần và được trả lương tối thiểu 9,5 euro/h. Tuy nhiên việc học song song giữa lý thuyết và thực hành thì chắc chắn chương trình học sẽ khá nặng, vậy nên bạn phải cân nhắc kỹ để có thể không bị ảnh hưởng đến quá trình học. Vả lại lương thực hành nhận được đủ để bạn chi trả sinh hoạt rồi nên cũng không nhất thiết phải đi làm thêm đâu.
5. 100% có việc làm sau khi tốt nghiệp
Chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao là điều kiện tiên quyết đảm bảo sau khi tốt nghiệp bạn có thể thành thạo công việc. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm có được công việc tốt với mức lương hấp dẫn ngay khi ra trường. Tại sao lại đảm bảo 100% có việc làm? Bạn biết đấy nền kinh tế Đức đa dạng về lĩnh vực và ngành nghề, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc Đức phải không ngừng phát triển kinh tế.
Thế nhưng lực lượng lao động bản xứ quá ít ỏi, không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy, nước Đức buộc phải tuyển dụng lao động nước ngoài và có những chính sách hấp dẫn để thu hút thêm nhiều nhân tài đến với nước Đức. Đó cũng là lý do trong quá trình thực tập bạn được họ đào tạo và hỗ trợ trả lương. Và đương nhiên họ hỗ trợ, đầu tư vào bạn như vậy chính là cách giữ chân để bạn ở lại làm việc thế nên chẳng có lý do gì để họ từ chối nhận bạn vào làm việc tại doanh nghiệp của họ cả.
6. Cơ hội cư trú vĩnh viễn tại Đức và bảo lãnh người thân sang Đức
Sau 5 năm học tập và làm việc liên tục bạn có thể nộp đơn xin định cư dài hạn tại Đức. Đây là chính sách mở khuyến khích người lao động ở lại Đức làm việc và cũng là lợi thế vượt trội thu hút nguồn nhân lực của Đức so với các quốc gia châu Âu khác cũng như trên thế giới.
Và từ năm thứ 6 thì bạn đã có thể xin quốc tịch Đức rồi. Khi đó bạn chính thức trở thành người Tây rồi đấy. Nếu như bạn muốn bảo lãnh vợ/ chồng/ con cái của mình sang sinh sống tại Đức thì chỉ cần bạn đưa ra bảng lương của mình thôi. Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo cho cuộc sống của gia đình bạn tại nước sở tại.
Bạn đang lo lắng rằng chính sách tốt như vậy chắc chỉ áp dụng với một số ngành nghề nhất định thôi đúng không. Liệu nghề mà bạn muốn theo học thì sao? Đừng vội lo vì với vị trí đầu tàu kinh tế tại châu Âu bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn ngành nghề khác nhau, bạn không sợ sẽ thất nghiệp đâu.
Hiện nay đúng là có 3 nhóm ngành chính mà ở Đức đang liên tục tuyển sinh đó là: Chăm sóc sức khỏe, Nhà hàng – Khách sạn và Kĩ thuật,… Với tốc độ lão hóa dân số xếp hàng đầu thế giới, CHLB Đức hiện đang cần một lượng lớn các nhân viên để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Trong khóa học này học viên sẽ được đào tạo về chăm sóc y tế và sức khỏe cho người cao tuổi, giúp đỡ họ rèn luyện thể chất và tinh thần,… Đây cũng đang là ngành học hot nhất tại Đức đối với sinh viên quốc tế cũng như sinh viên Việt Nam bởi mức lương khá cao cũng như được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế.
Ngoài ra thì bạn biết không ở châu Âu cũng có rất nhiều quốc gia nói tiếng Đức vậy nên với vốn tiếng Đức của mình bạn có thể tự tin đi du lịch khắp các quốc gia châu Âu như Áo, Thụy Sỹ,… Ngành du lịch châu Âu nói chung và tại Đức nói riêng đều rất phát triển, dẫn đến việc rất nhiều nhà hàng, khách sạn mọc lên và khi đó họ lại cần tuyển nhân lực để vận hành chúng, do đó học viên chọn ngành nghề này bên cạnh cơ hội được ở lại làm việc và định cư lâu dài thì với tấm bằng sau khi tốt nghiệp cũng có thể tìm một công việc với mức lương cao hơn ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Nhắc đến Đức không chỉ có xúc xích, bia, bánh mì,… bạn còn phải nhớ ngay đến nền công nghiệp phát triển hàng đầu với những tên tuổi quen thuộc trong ngành kỹ thuật như Siemens hay Mercedes. Do đó để đáp ứng tốc độ phát triển vượt bậc của ngành kỹ thuật, Chính phủ đã mở ra rất nhiều trường chuyên ngành này nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và tay nghề. Bạn đã từng nghĩ ngày nào đó mình sẽ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực này như BMW, Volkswagen, Porsche,…
Tất nhiên không có con đường nào là dễ dàng cả vì vậy bạn cũng nên xác định trước rằng sẽ có rất nhiều những khó khăn và thách thức. Rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa, áp lực công việc và học tập, cuộc sống xa nhà,… Bạn có đủ can đảm và quyết tâm để chinh phục nó không? Ở tuổi 18 chúng ta có quyền vấp ngã, quyền sai lầm nhưng quan trọng là chúng ta có dám làm lại và bước tiếp hay không thôi !!! Vì vậy đừng để những sợ hãi trước mắt làm dập tắt ngọn lửa hy vọng trong bạn.
Nếu bài viết này làm bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về du học nghề tại Đức thì hãy đọc bài viết sau nữa nhé:
Du học nghề Đức và những điều không thể không biết.
bình chọn )
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học Đức nghề chuyên viên kho vận Fachkraft für Lagerlogistik
- Chia sẻ kiến thức8 Tháng mười, 2024Du học nghề chuyên viên kho hàng tại Đức Fachlagerist/in
- Chia sẻ kiến thức4 Tháng mười, 2024Du học nghề Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm và sản phẩm tài chính tại Đức
- Chia sẻ kiến thức3 Tháng mười, 2024Du học nghề Nhân viên kinh tế tài chính ở Đức Finanzwirt/in